Nước tiểu sẽ phần nào phản ánh một phần thực trạng về cơ thể. Đây là một phần của hệ tiết niệu, nếu màu sắc của nước tiểu thay đổi thay vì có màu vàng nhạt hoặc đậm như thông thường thì tỏ sức khoẻ của người bệnh cũng đang bị đe dọa bởi một bệnh lý nào đó. Một trong những bất thường của nước tiểu đó là tiểu ra máu. Điều này tức là trong nước tiểu có lẫn màu đỏ của hồng cầu. Nếu thực sự bệnh nhân đang có trục trặc về sức khoẻ thì khi đi tiểu ngoài kèm máu thì sẽ có cảm giác đau buốt, nóng rát khó chịu. Phân loại tiểu ra máu Thông thường tiểu ra máu sẽ có 2 loại đó là tiểu máu vi thể và tiểu máu đại thể. - Tiểu máu vi thể: Là trường hợp nước tiểu có màu bình thường không thấy lẫn máu trong đó. Tuy nhiên khi kiểm tra bằng cách xét nghiệm thì số lượng hồng cầu trong nước tiểu lại cao. Do đó khi gặp phải loại này thì người bệnh khó có thể biết được. - Tiểu máu đại thể: Bệnh nhân sẽ phát hiện thấy có màu đỏ của máu trong nước tiểu bằng mắt thường. Nếu bệnh nhẹ máu trong nước tiểu sẽ có màu nhạt, còn nặng thì máu sẽ có màu đỏ sẫm, thậm chí còn có cả máu cục. Đôi khi nước tiểu có màu nâu sẫm hoặc lắng cặn. NGUYÊN NHÂN NÀO KHIẾN XUẤT HIỆN MÁU TRONG NƯỚC TIỂU? Hơn 86,8% trường hợp bệnh nhân khi đi xét nghiệm tiểu ra máu phát hiện đều do liên quan các vấn đề về bệnh lý, nhất là thận, bàng quang hoặc tuyến tiền liệt. Cụ thể: Máu trong nước tiểu do thận có vấn đề Đây là nguyên khá phổ biến vì thận chính là nơi tiết nước tiểu nên nếu nước tiểu có vấn đề thì bạn cần phải kiểm tra lại chức năng thận. Một số bệnh lý thường xảy ra ở thận gây tiểu ra máu đó là: - Sỏi thận: Sỏi thận được hình thành do các chất khoáng có mặt trong nước tiểu bị lắng đọng ở thận, niệu quản, bàng quan,... Kích thước của sỏi có khi lên đến vài centimet. Khi sỏi lưu hành cùng với nước tiểu sẽ gây cọ xát làm tổn thương và dẫn tới hiện tượng đi tiểu ra máu hoặc tiểu buốt. - Thận đa nang: Đó là những khối u tại hố thận, trước đó sẽ khiến người bệnh đi tiểu ra máu, tiểu ra mủ, đau vùng thắt lưng và test nồng độ ure trong máu tăng cao. - Lao thận: Triệu chứng mắc bệnh này khá đặc trưng đó là máu thường ra ở cuối bãi, tiểu són, tiểu dắt, có mủ, đi tiểu xong có cảm giác đau. Khi khám xét nghiệm nước tiểu sẽ thấy có hiện diện của trực khuẩn lao. - Ung thư thận: Tiểu ra máu cũng có thể là dấu hiệu của ung thư thận. Lúc này, tại hố chậu sẽ xuất hiện khối u, mặc dù đi tiểu không đau rát nhưng sẽ ra máu đậm và nhiều. - Viêm thận/ bể thận: Nếu mắc bệnh lý này thì không chỉ dừng lại ở việc đi tiểu ra máu mà còn đi kèm với sốt cao, rét run, đau ở vùng thắt lưng, tiểu dắt, đau cả bụng vùng dưới rốn. Máu trong nước tiểu do viêm niệu đạo/tuyến tiền liệt Các bệnh này cũng có thể là nguyên nhân gây nên chứng đi tiểu ra máu. Triệu chứng dễ nhận thấy nhất đó là đi tiểu khó, tiểu rắt, tiểu són, kết quả siêu âm phát hiện tuyến tiền liệt phình to. Máu trong nước tiểu do bàng quang có vấn đề Trong bàng quang cũng có khả năng bị đọng lại sỏi hay chứa túi thừa. Bàng quang bị viêm do virus hay khối u phát triển. Điều này được phát hiện qua kỹ thuật siêu âm. Dấu hiệu ban đầu của bệnh được nhận thấy sẽ là tiểu rắt, tiểu ra máu, đi tiểu khó. Máu trong nước tiểu có thể do chấn thương Một số chấn thương, va đập tại bộ phận sinh dục, thắt lưng, bàng quang,... cũng khiến cho các vị trí này bị chấn thương dẫn đến tiểu buốt và có máu. Tuy nhiên độ phục hồi sẽ nhanh hơn so với khi mắc bệnh lý. Nguồn ** https://dakhoahoancautphcm.vn/nhung-nguyen-nhan-xuat-hien-mau-trong-nuoc-tieu.html Thông tin liên hệ : Phòng khám đa khoa hoàn cầu