Tại sao nên học ngoại ngữ trước khi đến ngưỡng 30 tuổi

Thảo luận trong 'Cần bán' bắt đầu bởi gngocha95, 12/4/18.

  1. gngocha95

    gngocha95 Member

    Áp lực cuộc sống khiến chứng suy giảm trí nhớ xuất hiện ngày càng nhiều ở độ tuổi 30, thay vì trung và cao niên. Học ngoại ngữ là biện pháp phòng chống hiệu quả vấn đề trên.
    Học ngoại ngữ giúp não bộ được vận động, rèn luyện.

    Khắc phục nguyên nhân phổ biến làm giảm động lực làm việc của bạn ở môi trường văn phòng, đọc thêm nhé http://suckhoedoisong.vn/5-nguyen-nhan-bop-nghet-dong-luc-lam-viec-cua-ban-n143111.html


    Tăng khả năng xử lý tình huống

    Với những người thường xuyên sử dụng cùng lúc từ 2 ngôn ngữ trở lên, não bộ luôn trong trạng thái linh hoạt, nhanh nhạy điều chỉnh nhằm thích ứng với hoàn cảnh. Vì vậy, những người giỏi ngoại ngữ không bị bối rối, nhầm lẫn giữa các thứ tiếng như nhiều người nhận định.

    Thậm chí, họ còn có khả năng nhận thức nhạy bén, xử lý tình huống nhanh và hiệu quả. “Để dễ hình dung, có thể ví khả năng này như hiện tượng phản xạ màu da của loài tắc kè”, các chuyên gia thần kinh học cho biết.

    Ngăn ngừa chứng suy giảm trí nhớ

    Ở não bộ của người trưởng thành, mỗi ngày có rất nhiều tế bào não chết đi. Để tái tạo tế bào mới, con người cần liên tục học hỏi điều mới; học ngoại ngữ là một trong những cách thiết thực nhất.

    Sử dụng nhiều ngôn ngữ là biện pháp rèn luyện hoạt động tư duy, xử lý thông tin của não. Nhờ đó, não sẽ tránh được sự trì trệ, lười biếng - vốn là nguyên nhân dẫn đến quá trình lão hóa bộ nhớ.

    Kết quả nghiên cứu trên những người nhập cư của các nhà khoa học Đại học York (Canada) dẫn đến kết luận: những người thành thạo từ 2 ngôn ngữ trở lên có tỷ lệ mắc chứng suy giảm trí nhớ thấp hơn nhóm chỉ sử dụng một ngôn ngữ. Đồng thời, ngoại ngữ cũng giúp họ giữ được độ “tươi trẻ” của sức khỏe trí tuệ, tức khả năng phán đoán, đưa ra quyết định, xử lý tình huống tốt hơn người khác đến 9 năm.

    Gia tăng sự lạc quan, tích cực

    Khảo sát khác của các nhà khoa học Đại học Kyushu Sangyo (Nhật Bản) chỉ ra, khi giao tiếp bằng ngôn ngữ khác tiếng mẹ đẻ, con người sẽ có được cảm giác mới lạ, vui thích. Trạng thái tinh thần và thần kinh của người học ngoại ngữ biểu hiện khá tích cực khi tiếp thu từ mới, cách phát âm và cách viết mới.

    Điều này dẫn đến tâm lý thoải mái khi tiếp cận nền văn hóa khác, kết bạn và mở rộng cơ hội khám phá thế giới xung quanh. Nhờ đó, hệ thần kinh của người học trở nên hưng phấn, tinh thần vui vẻ, lạc quan hơn.

    Nguồn: https://baomoi.com/
     

Chia sẻ trang này