Tại sao nhân sâm lại gây ngộ độc cho người dùng

Thảo luận trong 'Tin tức y học' bắt đầu bởi hongmint, 27/2/21.

  1. hongmint

    hongmint Active Member

    Theo y học cổ truyền, nhân sâm là thuốc bổ khí và là dược liệu đứng đầu trong 4 vị thuốc quý của Đông y: sâm, nhung, quế, phụ. Với công dụng bổ khí, ích huyết, định thần, sinh tân, ích trí. Nếu biết cách sử dụng thì vô cùng có lợi đối với sức khỏe con người. Tuy nhiên nếu sử dụng nhân sâm quá nhiều hoặc sai cách dễ dẫn đến tình trạng " bội thực chất bổ " .Dưới đây là một số sai lầm làm cho " thần dược" trở thành " độc dược " cho người dùng :

    [​IMG]

    Đun nấu nhân sâm bằng nồi kim loại
    Khi dùng nhân sâm Hàn Quốc tươi để nấu các món như hầm gà, hãm trà uống, nhiều người đã sử dụng các đồ dùng bằng kim loại. Đây là điều tối kỵ khi chế biến sâm tươi. Bởi dùng kim loại sẽ làm biến đổi vài hoạt chất của nhân sâm, làm giảm tác dụng của nhân sâm hoặc thậm chí có thể gây ra tác dụng phụ khác. Do đó, nên hãm trà, sắc thuốc nhân sâm bằng ấm sứ giúp an toàn.

    Ăn nhầm Lô sâm không phù hợp
    Lô sâm hay chính là núm rễ của củ sâm. Thông thường, trong quá trình chế biến thường được giữ chúng lại để bảo vệ các thành phần dưỡng chất trong sâm. Đồng thời nhằm tạo dáng cho nhân sâm khi ngâm rượu, tặng quà,... Tuy nhiên, lô sâm không có tác dụng bồi bổ mà sẽ gây ra cảm giác buồn nôn. Cho nên không dùng loại này để nâng cao sức khỏe.

    Không nên dùng chung nhân sâm với củ cải

    Củ cải có chứa hàm lượng vitamin và khoáng chất cung cấp dinh dưỡng cần thiết cho cơ thể như canxi, sắt, photpho, vitamin .... tuy nhiên trong Đông Y củ cải có tính " đại hạ khí " có nghĩa là giảm huyết áp của cơ thể xuống nên khi dùng chung với nhân sâm có công dụng " đại bổ khí " thì 2 loại triệt tiêu nhau dẫn đến không hấp thu được chất dinh dưỡng .

    Dùng nhân sâm chung với trà
    Lá trà thường có vị đắng, chát có chứa chất chống oxy hóa đôi khi chứa cả những chất như caffein , flo gây ra cơ chế khó lường cho cơ thể . Vì vậy trong trà có một số dược chất không hợp với nhân sâm. Khi dùng sâm và trà sẽ làm vô hiệu các thành phần bổ dưỡng có trong nhân sâm. Vì vậy muốn uống trà mà vẫn dùng được sâm thì phải uống 2 thứ cách nhau ít nhất 2 hay 3 tiếng đồng hồ.

    [​IMG]


    Nấu chung nhân sâm với hải sản
    Các loại hải sản như ( tôm, cua , cá , mực .... ) cả nước mặn và nước ngọt . Đều có các loại chất gây ra dị ứng khác nhau nếu sơ chế không kỹ lưỡng và nấu chung với nhân sâm dễ gây ra ngộ độc dưỡng chất .


    Dùng quá liều lượng cơ thể cho phép
    Bất kể loại dược liệu từ thiên nhiên nào hay các loại thuốc bổ tây y đều chỉ nên dùng đúng liều lượng. Khi dùng quá liều khiến cơ thể quá tải và không có ích lợi. Một số nghiên cứu cho thấy, người lớn uống từ 200ml rượu sâm có nồng độ 3% sẽ có biểu hiện trúng độc, bị mẩn đỏ toàn thân, ngứa, chóng mặt, đau đầu, thân nhiệt tăng, huyết áp hạ.
    Uống liên tục mỗi ngày từ 0,3g bột sâm củ có thể mất ngủ, trầm uất, giảm cân.

    Đặc biệt khi dùng sai đối tượng
    Nhân sâm vốn tốt nhưng nếu để trẻ em dưới 13 tuổi, phụ nữ đang mang thai, bệnh nhân mắc các bệnh về gan mật, dạ dày, cao huyết áp thì không nên sử dụng. Trẻ đang bú mẹ nếu uống nước nhân sâm sắc 0,03 – 0,06g, sẽ dẫn đến co giật, thở gấp, tim đập chậm, tiếng tim mờ, nôn.
     

Chia sẻ trang này