Gần 80 phiên giao dịch việc làm năm 2017 Phát biểu tại phiên giao dịch việc làm đầu năm, bà Phạm Như Thùy, Giám đốc Trung tâm việc làm tỉnh Thái Nguyên cho biết, năm 2017, số lao động được tạo việc làm mới tăng thêm toàn tỉnh là 21.425 lao động, đạt 142,8% kế hoạch; trong đó số người đi làm việc có thời hạn ở nước ngoài theo hợp đồng là 1.053 người, đạt 105,3 % kế hoạch, số lao động tìm được việc làm thông qua hoạt động tư vấn, giới thiêu và cung ứng của Trung tâm DVVL đạt gần 30%; góp phần quan trọng đạt mục tiêu giải quyết việc làm, tăng thu nhập và giảm nghèo cho người lao động. Đặc biệt, trong thời gian qua, hoạt động Sàn giao dịch việc làm tỉnh Thái Nguyên được Trung tâm Dịch vụ việc làm thực hiện ngày càng quy mô và hiệu quả. Năm 2017, Trung tâm DVVL đã tổ chức 50 phiên giao dịch việc làm định kỳ tại Sàn giao dịch việc làm, 29 phiên giao dịch lưu động tại các địa phương trong tỉnh, thu hút gần 800 lượt doanh nghiệp trực tiếp tham gia phỏng vấn tuyển lao động tại các phiên giao dịch việc làm, đưa thông tin giao dịch việc làm kịp thời, chính xác tới người lao động. Trực tiếp tuyển và cung ứng: 3.872 người động cho các Doanh nghiệp trong và ngoài tỉnh. Đặc biệt trong năm 2017, Sở LĐ-TB&XH đã phối hợp với UBND các huyện: Võ Nhai, Phú Lương, Định Hóa, Đại Từ và công ty TNHH Samsung Thái Nguyên và các đơn vị phụ trợ của Công ty Samsung tuyển dụng 1.573 lao động thuộc diện hộ nghèo, cận nghèo. 5 trang web việc làm hàng đầu Việt Nam, click để đọc thêm http://dantri.com.vn/doanh-nghiep/t...v-truc-tuyen-chat-luong-20180327111554757.htm Hoạt động cho vay vốn từ Quỹ Quốc gia giải quyết việc làm tiếp tục phát huy hiệu quả; và được triển khai đúng quy định và mục tiêu của Chương trình. Năm 2017, với tổng vốn cho vay là trên 40,36 tỷ đồng đã hỗ trợ giải quyết việc làm cho 1.155 lao động. Thực hiện chính sách bảo hiểm thất nghiệp, năm 2017, tỉnh Thái Nguyên đã triển khai thực hiện các hoạt động thông tin, tuyên truyền các chế độ, chính sách về bảo hiểm thất nghiệp; Trung tâm Dịch vụ việc làm tổ chức tiếp nhận hồ sơ, lập thủ tục giải quyết chế độ bảo hiểm thất nghiệp cho gần 6000 người lao động đảm bảo kịp thời đúng quy định, tích cực triển khai công tác tư vấn, giới thiệu việc làm, hỗ trợ học nghề cho lao động thất nghiệp… Tuy nhiên, theo bà Phạm Như Thùy, bên cạnh những kết quả đạt được, công tác giải quyết việc làm năm 2017 còn có tồn tại như: Công tác đào tạo và trình độ nghề của người lao động chưa phù hợp với nhu cầu của thị trường; Hệ thống cơ sở dữ liệu về nguồn nhân lực của địa phương, nhất là dữ liệu về lực lượng lao động có trình độ và tay nghề cao chưa được cập nhật đầy đủ, các thông tin về thị trương lao động còn sơ sài, nhiều vị trí việc làm không tuyển được lao động tại địa phương; Nhiều lao động, nhất là lao động trong các khu vực thuộc vùng sâu, vùng xa còn thiếu thông tin về chính sách đối với người lao động và thông tin về thị trường lao động… Chủ tịch Hiệp hội Doanh nghiệp tỉnh Thái Nguyên Nguyễn Văn Thời nhận định, Hội chợ việc làm của tỉnh năm nay được các cấp lãnh đạo rất quan tâm. “Tôi là chủ tịch Hiệp hội doanh nghiệp tỉnh Thái Nguyên nhưng cũng là một doanh nghiệp tuyển dụng người lao động, công ty của tôi có số lao động trên 12.000 người, đồng thời năm nay tôi tiếp tục mở rộng thêm một nhà máy tại huyện Võ Nhai nữa cũng tuyển thêm 2000 người nữa. Trong quá trình đó, ngành lao động luôn kề vài sát cánh và tạo điều kiện hỗ trợ cộng đồng doanh nghiệp chúng tôi rất nhiều. Hiện nay, môi trường đầu tư của tỉnh Thái Nguyên đang được các cấp lãnh đạo tỉnh rất chú trọng, các nhà đầu tư đến Thái Nguyên rất nhiều, do vậy, nhu cầu sử dụng lao động sẽ ngày càng nhiều. Tôi mong các cấp lãnh đạo tiếp tục quan tâm, tạo mọi điều kiện về nhân lực, vật lực để công tác việc làm ngày càng tốt hơn. Tôi cũng đề nghị các doanh nghiệp cung cấp các thông tin một cách kịp thời, chính xác để Trung tâm DVVL quảng bá giúp đến với người lao động qua đó, người lao động tìm việc đúng nguyện vọng, nhờ vậy, sẽ hạn chế được tình trạng nhảy việc của người lao động” - ông Thời nhấn mạnh. Nhiều thách thức đối với hệ thống Trung tâm dịch vụ việc làm Đến dự Ngày hội việc làm của tỉnh Thái Nguyên, bà Lê Kim Dung, Cục trưởng Cục Việc làm cho biết, năm 2017, các trung tâm DVVL đã tổ chức 1.211 phiên giao dịch việc làm; số lượt lao động được tư vấn, giới thiệu việc làm qua trung tâm là 2.984 nghìn lượt lao động, số lao động nhận được việc làm do trung tâm giới thiệu và cung ứng là 953 nghìn lượt người (chiếm 32% số người được tư vấn, giới thiệu việc làm). Hoạt động dịch vụ việc làm ngày càng phát huy vai trò của mình trong việc kết nối cung cầu lao động, góp phần giải quyết việc làm cho người lao động cũng như góp phần hỗ trợ thúc đẩy thị trường lao động phát triển không những của tỉnh Thái Nguyên nói riêng mà còn trên phạm vi cả nước nói chung. Tuy đã đạt được một số kết quả khả quan, nhưng tình hình thị trường lao động và các hoạt động thúc đẩy phát triển thị trường lao động cũng còn tồn tại nhất định như: Việc làm cho thanh niên vẫn là vấn đề nổi cộm; Thông tin thị trường lao động chưa được cập nhật và đáp ứng kịp thời; Hiệu quả kết nối cung - cầu lao động thấp Bên cạnh đó, trong bối cảnh đang có những thay đổi mạnh mẽ của khoa học, công nghệ từ cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ 4 của nhân loại; xu hướng sản xuất, thương mại với các chuỗi cung ứng toàn cầu; xu hướng thay đổi nhân khẩu học; xu hướng biến đổi khí hậu, mà Việt Nam là một trong số các quốc gia chịu ảnh hưởng nhiều nhất; xu hướng cần tham gia vào các hiệp định thương mại tự do thế hệ mới; Áp lực cạnh tranh, tăng năng suất lao động thúc đẩy các doanh nghiệp tối ưu hóa tất cả các hoạt động, từ sản xuất, kinh doanh đến cung ứng dịch vụ…. Bối cảnh trên vừa tạo ra cơ hội nhưng cũng là thách thức đối với toàn ngành LĐ-TB&XH, mà trước hết là hệ thống các Trung tâm dịch vụ việc làm nói chung và Trung tâm dịch vụ việc làm tỉnh Thái Nguyên nói riêng. Do vậy, bà Lê Kim Dung nhấn mạnh, trong thời gian tới chúng ta cần tập trung thực hiện một số giải pháp như: Tiếp tục hoàn thiện hệ thống thông tin thị trường lao động, tổ chức thu thập và cung cấp thông tin đầy đủ, chính xác và kịp thời cho người lao động và người sử dụng lao động; Tăng cường tổ chức các hoạt động tư vấn, cung cấp nhiều cơ hội tiếp cận với Trung tâm cho doanh nghiệp, người lao động, trong đó chú trọng các dịch vụ trực tuyến thông qua website của Trung tâm và của cả hệ thống; Thiết lập mối quan hệ gắn kết chặt chẽ với các doanh nghiệp để nắm bắt kịp thời nhu cầu của doanh nghiệp, không để doanh nghiệp thiếu nhân lực cho sản xuất, kinh doanh; Đa dạng hóa các loại hình giao dịch việc làm để có thể đáp ứng kịp thời nhu cầu nhân lực của doanh nghiệp và việc làm của người lao động; Tổ chức hỗ trợ, hướng nghiệp, đào tạo nâng cao kỹ năng làm việc, kỹ năng nghề, kỹ năng khởi nghiệp, khởi sự doanh nghiệp cho người lao động… Nguồn: http://baophapluat.vn/