Thị trường BĐS vẫn trong bức tranh ảm đạm

Thảo luận trong 'Cần bán' bắt đầu bởi avocado, 24/12/22.

  1. avocado

    avocado Member

    Thị trường BĐS vẫn trong bức tranh ảm đạm Nguyên nhân được đưa ra là do tâm lý của người mua nhà còn chờ giá nhà giảm thêm nữa, lãi suất huy động vẫn còn khá cao. Các NĐT nhỏ lẻ thì chưa dám vay NH để kinh doanh, DN cũng chưa được hưởng ngay các chính sách của Chính phủ... Theo báo cáo của 130 Sàn giao dịch BĐS tại Tp.HCM, trong 11 tháng của năm 2012 chỉ có 4.147 giao dịch thành công với Biệt thự làng Pháp Bảo Lộc tổng giá trị giao dịch 11.868 tỉ đồng, trong đó giao dịch nhà chung cư là 2.995 giao dịch với giá trị 7.324 tỉ đồng, số giao dịch nhà thấp tầng là 1.152 giao dịch với giá trị giao dịch 4.543 tỉ đồng. Hiện trên địa bàn thành phố còn khoảng 15.000 căn hộ chung cư của các chủ đầu tư chưa bán được. [​IMG] Đáng chú ý, giá cả các loại nhà ở tại Tp.HCM đang xuống mức rất thấp, do đã được điều chỉnh hạ giá qua nhiều giai đoạn trong các năm 2010 và 2011, cá biệt có dự án giá giảm xuống xấp xỉ giá thành đầu tư (dưới 15 triệu đồng/m 2 ), đơn cử như Bảo Lộc French villagemột số dự án chung cư có diện tích căn hộ nhỏ như dự án Quang Thái (quận Tân Phú) giá 13,3 triệu đồng/m 2 ; dự án Long Phụng Apartment (quận Bình Tân) có giá thấp nhất 11,5 triệu đồng/m 2 ... Có dự án giảm tới 30% như dự án Hoàng Anh River View giảm từ 28 triệu đồng/m 2 xuống còn 18 triệu đồng/m 2 Tại thị trường Hà Nội, bức tranh cũng không sáng sủa hơn với giao dịch thành công không nhiều, nếu có thì chủ yếu tại những dự án đã hoàn thành hoặc sắp hoàn thành, có diện tích trung bình và nhỏ (60m 2 - 90m 2 ), giá từ 1 - 2 tỉ đồng/căn. Những dự án chung cư đang thi công, các căn hộ diện tích lớn, các dự án xa trung tâm, chưa có hạ tầng hoặc đang trong giai đoạn góp vốn có rất ít giao dịch. Giá căn hộ giảm mạnh nhất là tại khu vực Hà Đông, Thanh Trì, có những dự án giảm tới 20 - 30% so với cùng kỳ năm 2011 (cá biệt có những dự án giảm mạnh như chung cư VP3 Linh Đàm chủ đầu tư đã giảm giá từ 31-32 triệu đồng/m 2 xuống còn 23 triệu đồng/m 2 ); dự án chung cư Đại Thanh (huyện Thanh Trì) giảm giá từ 15 triệu đồng/m 2 xuống còn 10 triệu đồng/m 2 . Giá đất nền giảm trung bình từ 15 - 20% so với năm 2011. Ở những khu vực ngoại thành đã phát triển nóng năm 2010 như khu vực Đan Phượng, Hoài Đức giá giảm mạnh tới 28 - 35% so với cùng kỳ năm 2011, giảm tới 50% so với giá đầu năm 2010. Theo báo cáo của Sở Xây dựng Hà Nội, hiện có trên 50% sàn giao dịch BĐS trên địa bàn đã tạm dừng hoạt động hoặc không có giao dịch trong suốt 11 tháng qua. Gỡ khó ra sao? Theo báo cáo của Ngân hàng Nhà nước (NHNN), tổng dư nợ BĐS đến 31.10.2012 khoảng 207,595 tỉ đồng, trong đó nợ xấu chiếm 13,5%, nhưng đại đa số DN nợ BĐS khó có khả năng thanh toán khi đến hạn, do không bán được sản phẩm (Dư nợ có tài sản bảo đảm bằng BĐS chiếm khoảng 46,5% tổng dư nợ tín dụng). Để tạo chuyển biến tích cực cho thị trường BĐS năm 2013, hiện Bộ Xây dựng đang phối hợp với NHNN nhanh chóng đưa ra tiêu chí, điều kiện cho vay, lãi suất vay đối với người mua nhà ở là đối tượng thu nhập thấp, CBCNV, lực lượng vũ trang khi mua nhà ở xã hội và nhà ở thương mại. Theo Nghị quyết 02 của Chính phủ, dòng chảy tín dụng vào BĐS năm 2013 sẽ nằm ở phân khúc nhà giá thấp, chủ yếu là nhà xã hội và nhà thương mại có giá dưới 15 triệu đồng/m 2 , diện tích dưới 70m 2 . Do vậy, để tạo nguồn cầu cho thị trường, tới đây NHNN sẽ dành cho khoảng 30.000 tỉ đồng với lãi suất 6%/năm với thời hạn 10 năm cho những người mua nhà lần đầu tiên vay vốn. Giả sử căn hộ có giá 600 triệu đồng, lãi suất vay là 6%/năm thì người mua nhà sẽ chỉ phải trả 4-5 triệu đồng/tháng. Đây dự kiến sẽ là một cú hích mạnh vào phân khúc nhà thu nhập thấp, nhà giá rẻ, tạo sự chuyển động cho thị trường. Theo bật mí của NHNN, dự thảo cho vay đối với người thu nhập thấp sẽ ban hành trong quý I/2013. Bên cạnh đó, Bộ Xây dựng cũng sẽ đẩy mạnh rà soát lại nguồn cầu, kiên quyết dừng các dự án không phù hợp với quy hoạch, kế hoạch của địa phương, điều chỉnh cơ cấu sản phẩm của dự án cho phù hợp với yêu cầu của thị trường. Đối với các dự án phát triển nhà ở thương mại đã GPMB nhưng chưa triển khai công trình nhà ở thì cho phép điều chỉnh quy hoạch để tăng tỉ trọng nhà ở xã hội. Đối với các công trình nhà ở đã hoàn thành nhưng tồn kho không bán được do diện tích căn hộ quá lớn thì tùy theo từng khu vực, cho phép điều chỉnh cơ cấu căn hộ cho phù hợp với nhu cầu và khả năng thanh toán của đại bộ phận người dân. Đáng chú ý, cho phép các địa phương có thể dùng vốn đầu tư đã có trong kế hoạch để mua lại các dự án nhà ở thương mại phục vụ nhu cầu tái định cư, nhà ở xã hội.
     

Chia sẻ trang này