Thiết kế và phân bố không gian trong căn nhà chữ L

Thảo luận trong 'Cần bán' bắt đầu bởi nguyenvy321, 24/8/19.

  1. nguyenvy321

    nguyenvy321 Active Member

    Thiết kế và phân bố không gian trong căn nhà chữ L Với hướng dẫn cụ thể dưới đây bạn sẽ lựa chọn được giải pháp hợp lý nhất để kết hợp phòng khách và phòng ăn trong một không gian chung trong Căn hộ Belleza một cách thông minh nhất. Kinh nghiệm thiết kế cho thấy bạn có thể kết hợp hầu như bất cứ phòng nào trong nhà với nhau trong một không gian chung, miễn là chức năng của chúng không mâu thuẫn với nhau. Tuy nhiên giải pháp rõ ràng và hợp lý nhất là kết hợp phòng khách với phòng ăn và nhà bếp trong một không gian chung để tạo được một khu vực Bán căn hộ Belleza nhỏ gọn hơn. [​IMG] Trong ví dụ mà chúng tôi sắp nhắc tới là hướng dẫn chi tiết cách thiết kế, bố trí nội thất cũng như chia sẻ không gian trong căn hộ hình chữ L một cách hiệu quả, thông minh. Cùng một căn phòng nhưng chúng tôi đưa ra hai hướng thiết kế cho bạn lựa chọn, hoặc để bạn có thể dễ dàng thay đổi phong cách khi cần. Nếu bạn thích ý tưởng này, chắc chắn bạn sẽ tìm thấy một cách tiếp cận rất mới mẻ và thiết thực trong bài dưới đây. Trường hợp 1: Hiện đại và tươi trẻ Căn hộ chữ L được chia sẻ thành hai khu vực chức năng: phòng khách và phòng ăn. Căn phòng áp dụng hài hòa, thống nhất trong hai gam màu trắng và đỏ chủ đạo rất trẻ trung. Nó toát lên phong cách hiện đại, tươi trẻ mà không kém phần ấm cúng. Với cách sử dụng những nội thất đơn giản, không quá cầu kỳ căn hộ chữ L nhỏ bé đã được tổ chức thành một không gian sống khá thoải mái. Sơ đồ tổng thể của căn phòng như sau: Phòng khách ở cạnh chữ L dài và phòng ăn ở cạnh còn lại Phòng được bố trí thành hai khu vực chức năng hoàn toàn riêng biệt: phòng khách ở cạnh chữ L dài và phòng ăn cạnh còn lại. Trong đó phòng khách được sắp đặt kéo dài để tránh làm lộ ra khoảng trống vốn là góc chết trong căn hộ chữ L. Không dùng vách ngăn để phân tách không gian chức năng mà khéo léo dùng thảm trải sàn để giới hạn từng khu vực là giải pháp cực kỳ thông minh: thảm đỏ là dành cho phòng ăn, thảm màu be sáng là dành cho phòng khách. Với độ cao trần thấp và diện tích nhỏ thì đây được coi là “cứu cánh” cực kỳ ưu việt và hoàn hảo. Chọn rèm cửa màu sắc và họa tiết tương đồng với gối sofa để tạo sự kết nối không gian, tăng diện tích ảo Trên nền trung tính của sofa màu be sáng, đồng màu với thảm trải sản như một cách “ăn gian” diện tích, gối trang trí nổi bật trong tông màu đỏ. Sự thay đổi sắc độ họa tiết caro trong từng chiếc gối tạo nên một giai diệu vui mắt. Thêm một chi tiết kết nối thông minh để nới rộng không gian nữa khi cài đặt rèm cửa màu sắc và họa tiết tương đồng với gối sofa. So với họa tiết hoa văn thì họa tiết caro gọn mắt và hiện đại hơn hẳn. Bức tường tiếp giáp giữa phòng ăn và phòng khách dụng hoa văn trắng đỏ như một dấu hiệu chuyển đổi hai không gian chức năng, đồng thời cũng là chi tiết kết nối hai mảng màu của hai khu vực này. Giấy dán tường màu xám nhạt giảm bớt độ sáng của hai tông màu đỏ - trắng. Bức tường tiếp giáp giữa phòng ăn và phòng khách áp dụng hoa văn trắng đỏ kết hợp đảm bảo sự hài hòa và tránh gây ra sự nhàm chán. Đây là bức tường duy nhất trong căn phòng có hoa văn này như một dấu hiệu chuyển đổi hai không gian chức năng, đồng thời cũng là chi tiết kết nối hai mảng màu của hai khu vực này. Bộ bàn ăn không nhiều chi tiết, điểm nhấn nổi bật là đèn treo kiểu dáng cầu kỳ Trong khi phòng khách thanh lịch với gam màu be sáng chủ đạo thì phòng ăn tinh khôi với tông màu trắng đơn sắc. Bộ bàn ăn không nhiều chi tiết, điểm nhấn nổi bật là đèn treo kiểu dáng cầu kỳ, sang trọng. Bình hoa trắng bên dưới góp phần tăng hiệu quả thu hút cho khu vực này. Trường hợp 2: Thanh lịch và trang nhã Vẫn là căn phòng trước đó nhưng sự thay đổi của một vài phụ kiện đã khiến không gian có một phong thái khác: thanh lịch và trang nhã nhưng không kém phần lôi cuốn. Một vài chi tiết được tăng thêm (gương, tranh treo tường), một vài chi tiết được giảm thiểu (đèn treo) cho cân đối và hỗ trợ cho sự xuất hiện của mảng tiện ích mới (góc truyền hình). Sơ đồ bố trí tổng thể của trường hợp thứ hai. Cách bố trí nội thất và phân chia không gian không khác nhiều so với trước. Hai khu vực chức năng riêng biệt cho phòng ăn và phòng khách. Không gian chung cũng được khéo léo chia sẻ bằng thảm trải sàn. Một chút thay đổi là cửa ra vào thứ hai đã dịch chuyển từ phòng khách về phòng ăn, tương ứng với việc chuyển trọng tâm thu hút của ngôi nhà về đây. Kệ kê tivi được tận dụng thành không gian lưu trữ cho những vật dụng linh tinh cần thiết. Một điểm khác biệt nữa là sự xuất hiện của góc truyền hình trong nhà góp phần tăng thêm tiện ích cho căn phòng, đáp ứng nhu cầu giải trí, thư giãn cao hơn của chủ nhân. Kệ kê tivi được tận dụng thành không gian lưu trữ cho những vật dụng linh tinh cần thiết. Sự góp mặt của mảng lưu trữ này cũng là nét mới mẻ hơn nhiều so với căn hộ trước. Thêm một bình hoa tươi cho căn hộ sinh động hơn nhé! Trường hợp thứ hai thiên về những sắc màu tự nhiên, sơn tường màu nâu sắc nét hơn, toàn bộ nội thất thống nhất trong tông màu trắng. Gương treo tường được tách thành hai gương nhỏ vừa “nới rộng” không gian, vừa tăng hiệu ứng trang trí lạ mắt. Chính vì thế bối cảnh thứ hai không chỉ thể hiện rõ nét sắc thái trang nhã mà còn mang phong vị đồng quê gần gũi, cởi mở. Mảng tường tiếp giáp hai không gian sử dụng họa tiết sọc tương đồng với họa tiết trên rèm cửa kết nối hai không gian. Phòng ăn tươi sáng trong sắc trắng tinh khôi. Mảng tường tiếp giáp hai không gian sử dụng họa tiết sọc tương đồng với họa tiết trên rèm cửa kết nối hai không gian. Khác với không gian trước, thảm trải sàn không thay đổi màu sắc mà thống nhất trong tông màu be sáng. Kiểu dáng đèn treo được giảm thiểu tạo cái nhìn thông thoáng để phù hợp hơn với khu vực có cửa chính.
     

Chia sẻ trang này