Think Aloud – phương pháp cần thiết cho nhiều môn học Think Aloud là gì? Lớp học thêm toán thầy Trường tổng hợp tại Hà Nội ( học thêm toán Edusmart tổng hợp, Edusmart mở lớp học thêm toán 12, lớp học thêm toán 11 , lớp học thêm toán 10, lớp học thêm toán 9, lớp học thêm toán 8, lớp học thêm toán 7, lớp học thêm toán 6) Think Aloud là phương pháp mà trẻ cần nói ra những suy nghĩ của mình trong lúc đọc, giải toán hay đơn giản là trả lời câu hỏi từ giáo viên/bạn bè. Về phía giáo viên, họ thường xuyên sử dụng phương pháp này để làm mẫu cho học sinh. Cha mẹ cũng có thể áp dụng phương pháp này khi dạy trẻ học tiếng Anh, rèn kỹ năng đọc ở nhà. Khi quá trình tư duy để tìm cách giải quyết vấn đề được diễn giải bằng lời, trẻ sẽ học được cách tiếp cận, xử lý các nhiệm vụ khó. Một số tình huống ví dụ để bạn cho trẻ học cách nói to ra suy nghĩ của mình: ước lượng số người trong một đám đông, duyệt lại một văn bản trước khi truyền tải tới một nhóm khán giả cụ thể, dự đoán kết quả của một thí nghiệm khoa học, sử dụng chìa khoá để giải mã bản đồ, vận dụng kiến thức nền trước khi đọc một đoạn văn mới, kiểm soát khả năng hiểu trong khi đọc một cuốn giáo khoa khó… Tại sao Think Aloud – nói to ra suy nghĩ của mình lại quan trọng? Bằng cách phát ra thành lời những suy nghĩ bên trong (hội thoại ngầm), trẻ học đối mặt và xử lý vấn đề một cách chuyên nghiệp. Những đối thoại giữa trẻ với giáo viên/cha mẹ/bạn bè trong quá trình thực hành Think Aloud sẽ được trẻ tiếp thu. Chúng biến thành tiếng nói riêng, tri thức riêng của trẻ. Từ đó, trẻ biết cách điều chuyển hành vi và tìm ra cách giải quyết vấn đề. (Tinzmann và đồng sự, 1990). Do đó, khi nói to ra suy nghĩ của mình, trẻ đang học cách học. Trẻ học cách tư duy như các nhà văn, toán học, nhân chủng học, kinh tế học, sử học, khoa học và các nghệ sĩ. Trẻ học để trở thành những người biết tự học, biết áp dụng siêu nhận thức (metacognition) và có khả năng tư duy. Đây là một bước đi vô giá trong việc giúp trẻ hiểu rằng, học tập đòi hỏi nỗ lực và thường không dễ dàng. (Tinzmann và đồng sự, 1990). Đồng thời, khi chia sẻ suy nghĩ bên trong với người khác, trẻ cũng sẽ nhận ra, mình không hề đơn độc trong quá trình đối mặt và xử lý vấn đề. Phương pháp Think Aloud – nói to ra suy nghĩ của mình được sử dụng để làm mẫu: quá trình dự đoán, hình ảnh hoá, liên hệ thông tin trong văn bản với kiến thức đã có, kiểm soát khả năng hiểu vượt qua những trở ngại trong việc nhận mặt từ hoặc hiểu từ (Gunning 1996). Bằng cách lắng nghe khi trẻ thực hành phương pháp Think Aloud, giáo viên/cha mẹ có thể đánh giá điểm mạnh, điểm yếu của trẻ. Làm thế nào để thực hành phương pháp Think Aloud? 1. Làm mẫu cho trẻ Đề nghị trẻ sử dụng phương pháp Think Aloud để giải quyết các vấn đề phức tạp và hoàn thành các kỹ năng đòi hỏi sự tinh tế là chưa đủ. Bạn cần hướng dẫn lý thuyết cho trẻ, làm mẫu phương pháp và để trẻ thử – sai – rút kinh nghiệm. Ví dụ, khi học toán, bạn muốn con ước lượng số học sinh có trong một trường. Giới thiệu phương pháp bằng cách nói: “Phương pháp mà mẹ sử dụng hôm nay là ước lượng. Chúng ta sử dụng phương pháp này để… Nó có tác dụng vì… Khi ước lượng, chúng ta…”. Khi đọc to cho trẻ nghe, bạn cũng có thể dừng lại đôi chỗ và nói những câu sau: So far, I’ve learned… (Cho tới lúc này, mẹ biết rằng…) This made me think of… (Việc này khiến mẹ nghĩ tới…) That didn’t make sense. (Điều đó chẳng có nghĩa gì) I think ___ will happen next. (Mẹ nghĩ… sẽ xảy ra) I reread that part because… (Mẹ đọc lại phần đó vì…) I was confused by… (Mẹ cảm thấy chưa hiểu…) I think the most important part was… (Mẹ nghĩ phần quan trọng nhất là…) That is interesting because… (Điều đó thật thú vị vì…) I wonder why… (Mẹ băn khoăn không biết tại sao…) I just thought of… (Mẹ chỉ nghĩ đến…) Một lựa chọn khác là quay video phần bạn làm mẫu phương pháp Think Aloud. Trẻ có thể xem video và tìm hiểu xem bạn đã làm gì, tại sao lại làm vậy. Đôi khi, bấm nút dừng video để thảo luận việc trẻ thấy gì, phương pháp nào được dùng, lý do và phương pháp đó có hiệu quả không. Khi trẻ thảo luận với nhau (trong trường hợp có nhóm trẻ), hãy ghi lại những quan sát quan trọng của trẻ. Khi trẻ đã quen, bắt đầu cho trẻ thực hành. Ví dụ: Bạn: Giờ khoa học, chúng ta cần xác định xem bao nhiêu trận bão sẽ đến trong năm nay. Làm thế nào để làm được nhỉ? Trẻ: Chúng ta có thể ước lượng ạ. Bạn: Nghe có vẻ hiệu quả đấy. Vậy chúng ta bắt đầu thế nào đây? Chúng ta sẽ làm gì tiếp theo? Làm thế nào để biết được ước lượng của chúng ta gần đúng? Chúng ta sẽ kiểm tra bằng cách nào? 2. Think Aloud – nói to ra suy nghĩ của mình theo cặp Trẻ được phân cặp với nhau. Sau đó, luân phiên thực hành phương pháp Think Aloud khi đọc các văn bản khác nhau. Đó có thể là một giả thuyết khoa học hay các quan điểm đối lập trong môn nghiên cứu xã hội. Khi trẻ thứ nhất nói ra suy nghĩ của mình, trẻ thứ hai lắng nghe và ghi chép. Tương tự với trẻ thứ hai. Làm như vậy, trẻ đều có cơ hội thực hành phương pháp và quan sát quá trình. Tiếp đó, cả hai cùng nhìn lại quá trình vừa diễn ra. Chia sẻ những điều mà trẻ đã thử. Và bàn luận xem thứ nào hợp/không hợp với mình. Cuối cùng, trẻ có thể viết về những gì đã làm trong một cuốn sổ nhật ký học tập chung mà trẻ sẽ xem lại sau này. 3. Công cụ đánh giá của giáo viên/cha mẹ Sau khi trẻ thuần thục và cảm thấy thoải mái khi thực hành Think Aloud, giáo viên/cha mẹ có thể sử dụng nó như một công cụ để đánh giá. Bằng việc viết ra những gì trẻ nói, bạn sẽ nhận biết được phương pháp mà trẻ sử dụng. Bằng việc phân tích kết quả, bạn có thể chỉ ra nhu cầu của từng trẻ và đưa ra chỉ dẫn thích hợp. Ví dụ, bạn giao cho trẻ một nhiệm vụ: giải một bài toán hoặc đọc một đoạn văn. Trước hết, nói với trẻ rằng: “Mẹ muốn con nói to ra những gì con khi khi hoàn thành bài tập này. Nhớ là mọi thứ xuất hiện trong đầu con nhé”. Lúc trẻ làm xong, hãy lắng nghe cẩn trọng và viết ra những gì trẻ chia sẻ. Có thể sử dụng máy ghi âm cho tiện. Trường hợp trẻ quên áp dụng phương pháp này, nhắc nhở trẻ bằng cách đặt câu hỏi mở: “Bây giờ con đang nghĩ gì?” và “Tại sao con lại nghĩ thế?”. Sau quá trình Think Aloud, bạn hãy trò chuyện thân tình với trẻ để làm rõ mọi vướng mắc xuất hiện khi trẻ nói to ra suy nghĩ của mình. Ví dụ: “Khi con nói ra điều này…, con có thể giải thích cho mẹ nghĩa là như thế nào không?”. Mở rộng tư duy của trẻ như thế nào? Các cuốn nhật ký học tập là cách mở rộng, nâng cao phương pháp Think Aloud tự nhiên cho trẻ. Đầu tiên, bạn làm mẫu cho trẻ bằng cách viết ra những gì bạn nghĩ. Khi trẻ bắt đầu tự viết nhật ký học tập của mình, hãy thường xuyên xem xét chúng để quản lý việc thực hành của trẻ. Sử dụng phương pháp Think Aloud khi nào? 1. Đọc, học tiếng Anh Quá trình nói to ra suy nghĩ của mình có thể được dùng cho trẻ từ mẫu giáo tới hết lớp 12, trong mọi giai đoạn của quá trình đọc. Trước khi đọc, bạn có thể cần nói ra suy nghĩ của mình để minh hoạ cho việc vận dụng kiến thức nền hay dự đoán về văn bản. Trong khi đọc, làm mẫu quá trình đọc hiểu bằng cách sử dụng kết hợp các phương pháp để phân tích văn bản. Sau khi đọc, làm mẫu việc sử dụng văn bản để làm rõ cho một quan điểm, ý kiến nào đó. Hoặc phân tích văn bản từ cách nhìn của tác giả. 2. Viết Think Aloud có thể được dùng để minh hoạ cho mọi giai đoạn của quá trình viết. Trước khi viết, làm mẫu các phương pháp mà nhà văn sử dụng để khởi động quá trình viết. Trong lúc viết nháp, làm mẫu việc tạo ra các bản phác thảo. Trong khi xem xét, duyệt lại nội dung, làm mẫu cách đặt câu hỏi và suy nghĩ về nhu cầu của độc giả. Trong khi biên tập, làm mẫu cách sử dụng các phương tiện để giúp người đọc hiểu thông điệp muốn truyền tải. Khi trẻ thực hành Think Aloud theo cặp, trẻ trò chuyện về những gì mình viết. Nhờ đó, trẻ hình thành những cảm nhận về độc giả và tinh chỉnh bản nháp tương tự vai trò của nhà văn. 3. Toán học Khi dạy một phương pháp toán mới, Think Aloud sẽ giúp bạn làm mẫu cách sử dụng cho trẻ. Đề nghị trẻ làm việc theo cặp để thực hành nói to ra suy nghĩ của mình. Lắng nghe trẻ để đưa ra nhận xét về khả năng hiểu của trẻ. 4. Các môn Nghiên cứu xã hội Đề nghị trẻ thảo luận các chủ đề thuộc môn nghiên cứu xã hội khó, như chính sách cộng điểm thi hay luật tử hình. Nhắc trẻ không chỉ đưa ra quan điểm mà còn phải trình bày được lý do tại sao lại chọn như thế. 5. Các môn khoa học Think Aloud có thể được dùng để làm mẫu quá trình tò mò khám phá các dữ liệu khoa học. Để trẻ nói to ra suy nghĩ của mình theo cặp. Sau đó, ghi chép vào nhật ký học tập. Theo Teacher Vision