Thay đổi khí hậu, thời tiết thất thường, giao mùa là nguyên nhân khiến trẻ nhỏ mắc phải các bệnh về đường hô hấp, đặc biệt là viêm họng. Viêm họng ở trẻ nhỏ dù không phải là bệnh nguy hiểm nhưng nếu không được chữa trị kịp thời, gây tái phát nhiều lần hoặc biến chứng nặng hơn sẽ để lại nhiều hậu quả nguy hiểm về sau như viêm amidan, viêm phổi... Dưới đây là một số thông tin quan trọng liên quan đến bệnh viêm họng ở trẻ nhỏ BaBi Ơi chia sẻ cho các bậc phụ huynh nên lưu tâm và có biện pháp phòng tránh tốt nhất cho con. Khi nghi ngờ trẻ có triệu chứng viêm họng, đặc biệt là khi trẻ có dấu hiệu sốt cao hoặc xuất hiện các nốt phát ban trên người, bố mẹ nên đưa trẻ đi khám bác sĩ càng sớm càng tốt để xác định chính xác nguyên nhân và có biện pháp chữa trị kịp thời. Cách điều trị viêm họng ở trẻ Phần lớn các trường hợp viêm họng ở trẻ là do virus gây nên, do đó khi trẻ có triệu chứng, bố mẹ đừng vội cho trẻ dùng thuốc kháng sinh. Khi bệnh của trẻ chỉ ở mức độ nhẹ, mẹ có thể áp dụng cho bé một số bài thuốc dân gian có tác dụng trị ho như tỏi và mật ong, chanh đào ngâm mật ong… Tuy nhiên mẹ lưu ý chỉ dùng mật ong cho trẻ trên 12 tháng tuổi để đảm bảo an toàn cho bé. Có thể cho trẻ sử dụng một số chế phẩm chữa viêm họng được làm từ thảo dược, cho trẻ súc miệng bằng nước muối sinh lý hàng ngày. Mẹ cần đảm bảo cho bé một chế độ nghỉ ngơi hợp lý kết hợp với chế độ dinh dưỡng phù hợp, nên nghiền nhỏ hoặc nấu nhừ, nấu loãng giúp trẻ dễ nuốt cũng như kích thích cảm giác thèm ăn của trẻ. Với trẻ đang bú mẹ, viêm họng khiến trẻ bị đau và sưng trong họng, do đó mẹ nên giảm lượng sữa và tăng số lần bú để mỗi cữ bú không quá lâu nhằm hạn chế trẻ bị đau nhức họng. Khi trẻ bị viêm họng thường kèm theo các triệu chứng sốt, ho, ho có đờm, sổ mũi...Mình sẽ áp dụng nhiều cách giúp con cắt bớt từng triệu chứng Cắt cơn sốt: lấy lá nhọ nổi (miền Nam gọi là cỏ mực) giã nát đắp lên trán, gan bàn chân, bàn tay, nách giúp con họ sốt rất nhanh hoặc giã lá diếp cá cho con uống. Kết hợp với đó, thường xuyên lau mát cho con. Trị ho, ho có đờm: Lá húng chanh (tần dày lá) cực hiệu quả trong việc trị viêm họng. Mẹ có thể lấy vài lá nghiền nhuyễn với quất, lá hẹ (hoặc 1 trong 3 loại này cũng được) hấp với mật ong (trẻ dưới 1 tuổi hấp với đường phèn) cho con uống ngày 2 - 3 lần. Nếu con lớn rồi, có thể giã nát lá húng chanh thêm chút nước vào uống hoặc nhai sống sẽ hiệu quả hơn. Con ho có đờm, vẫn dùng bài thuốc trên kết hợp với việc thường xuyên vỗ lưng cho con để long đờm. Mẹ cho con nằm nghiêng, khum khum tay vỗ lưng con nhẹ nhẹ lần lượt từ trên xuống dưới, từ ngoài vào trong, nằm nghiêng sang phải vỗ lưng bên trái, nằm nghiêng sang trái vỗ lưu bên phải, hai bên thay nhau. Cho con uống nhiều nước làm loãng đờm, hạn chế ăn phô mai, sữa chua những ngày này vì chúng làm đờm đặc hơn. Trị sổ mũi: nướng tỏi rồi dằm nát cho con ăn ngày 2 - 3 lần mỗi lần 2,3 tép tỏi. Con nhỏ không ăn được bã thì pha chút nước cho con uống nước cũng tốt. Đồng thời, mẹ cũng thường xuyên rửa mũi bằng nước muối sinh lí và hút mũi cho con cho sạch chất nhầy. Khi con bị viêm họng, mẹ chịu khó thực hiện đồng thời các mẹo trên kiên trì với những cách chữa viêm họng cho trẻ không dùng kháng sinh này sẽ giúp con giảm bệnh nhanh mà không phải uống thuốc kháng sinh đấy. Các mẹ nhớ là bệnh nó diễn tiến trong khoảng 7-10 ngày nên mẹ đừng nôn nóng khi thấy con bị bệnh lâu nha.
Trẻ ăn rau còn khó. bắ nó ăn tỏi. hiếm lắm mới có đứa ăn. Tuy nhiên, giờ có cái dầu tỏi diệp chi ấy. cho nó gửi cũng giúp thông mũi mát họng ngừa viêm họng đc
Thật sụ mình cảm thấy viêm họng hay đau họng rất dễ bị, dù là người lớn chúng ta, khi đau họng hay bị hành sốt