HIV là một trong những căn bệnh nguy hiểm và được gọi là bệnh thế kỷ. Người bị nhiễm HIV nếu hệ miễn dịch yếu có thể nhanh bị tàn phá cơ thể và dẫn đến tử vong sớm. Ở giai đoạn đầu của HIV hay còn gọi là giai đoạn sơ nhiễm (giai đoạn cửa sổ) sẽ diễn ra từ tuần từ 2 đến tuần thứ 6, người mắc HIV lúc này có một số triệu chứng như sau: Sốt và ớn lạnh: Người nhiễm HIV trong giai đoạn sơ nhiễm sẽ có biểu hiện sốt nhẹ từ 37,5 đến 38 độ C, kèm theo đó là ớn lạnh. Đây là thời điểm mà virus đi vào mạch máu và bắt đầu nhân lên với số lượng lớn nên sẽ gây ra phản ứng kích thích ở hệ miễn dịch. Thời gian sốt thường kéo dài trong một đến hai tuần, nhưng nó cũng có thể chỉ xuất hiện trong một ngày. + Cơ thể mệt mỏi: Đây cũng là một phản ứng của cơ thể đối với tác nhân gây bệnh làm cho người bệnh luôn cảm giác mệt mỏi, buồn ngủ. + Đau nhức đầu, đau khớp: Bệnh nhân có cảm giác đau nhức người, đau họng khó nuốt, sưng hạch cổ, nách và bẹn. + Phát ban đỏ ở da: Phát ban đỏ trên bề mặt da kèm theo cảm giác ngứa ngáy. Dấu hiệu này thường xuất hiện trong vòng 2 – 3 tuần. + Buồn nôn, tiêu chảy: Có khoảng 30 - 60% người bệnh HIV sẽ có cảm giác buồn nôn, nôn hay tiêu chảy trong giai đoạn sớm. Ngoài ra còn một số triệu chứng nhưng ít gặp hơn đó là sụt cân không rõ nguyên nhân, tưa miệng, nấm, nhiễm trùng da, rối loạn kinh nguyệt,... Triệu chứng sốt khi nhiễm HIV kéo dài bao lâu? Triệu chứng sốt trong HIV thường diễn ra trong giai đoạn khởi phát bệnh và sẽ không kéo dài lâu nhưng cơn sốt có thể diễn biến thành từng cơn trong suốt giai đoạn này khiến bệnh nhân mệt mỏi. Thời gian ở giai đoạn cửa sổ sẽ khác nhau giữa người này sang người khác, và cũng khác nhau tùy thuộc vào từng loại xét nghiệm HIV. Hầu hết các xét nghiệm HIV đó là xét nghiệm kháng thể. Khi đó, cơ thể người mắc cần có thời gian để tạo ra đủ các kháng thể cho việc xét nghiệm HIV để xác định bệnh nhân đã bị nhiễm bệnh hay chưa. Ba tuần sẽ là khoảng thời gian sớm nhất để xét nghiệm kháng thể nhằm phát hiện ra sự nhiễm trùng. Tuy nhiên việc phát hiện sớm sự phát triển của các kháng thể cũng phải mất khoảng 3-12 tuần sau khi bị nhiễm bệnh. Vào cuối thời kỳ cửa sổ thì lượng kháng thể sẽ tăng cao đến mức có thể phát hiện được người bị nhiễm HIV, lúc này phương pháp xét nghiệm thường là xét nghiệm máu. Điều này có nghĩa là là huyết thanh đã chuyển từ “âm tính” sang “dương tính”, người ta còn gọi là giai đoạn “chuyển đổi huyết thanh”. Giai đoạn này có thể kéo dài trong 5 năm đến 10 năm hoặc thậm chí lâu hơn tùy thuộc vào thể trạng của bệnh nhân. BẠN CẦN XÉT NGHIỆM VÀ ĐIỀU TRỊ HIV SỚM Để tránh được những hậu quả mà bệnh HIV gây ra cho bản thân và cả cộng đồng thì bác sĩ khuyên người bệnh cần nhận biết được các dấu hiệu HIV từ giai đoạn đầu. Nếu có các dấu hiệu như đã nêu ở trên thì hãy nhanh chóng đi xét nghiệm ngay để có những biện pháp khắc phục sớm. Hoặc nên chủ động làm xét nghiệm nếu bạn lỡ có quan hệ tình dục với người lạ, từng tiêm chích ma túy,... Việc xét nghiệm và điều trị sớm còn có ý nghĩa rất lớn, có thể kéo dài được tuổi thọ cho người bệnh, hơn nữa còn có thể phòng tránh được sự lây lan cho người thân trong gia đình và mọi người xung quanh. Phát hiện và điều trị HIV sớm khi bệnh còn ở giai đoạn đầu sẽ giúp tiết kiệm được chi phí khám chữa và thuốc men. Bạn nên đến ngay các cơ sở y tế chuyên khoa bệnh xã hội để thực hiện các xét nghiệm và điều trị trước khi hệ miễn dịch của cơ thể bị tàn phá nặng nề. Bệnh nhân cần giữ tinh thần lạc quan, không nên quá lo lắng khi bị nhiễm HIV và hãy thực hiện các biện pháp an toàn để không bị tiếp xúc với các nguồn lây nhiễm. Các bác sĩ hiện nay cũng có tìm được loại thuốc có thể giúp ức chế được sự tấn công của virus HIV, kéo dài thời gian sống cho bệnh nhân. Nguồn ** https://dakhoahoancautphcm.vn/trieu-chung-sot-khi-nhiem-hiv-trong-giai-doan-dau.html Thông tin liên hệ: Phòng khám đa khoa hoàn cầu