Vận dụng kiến thức nền và liên tưởng, kết nối – Phương pháp đọc hiểu cần thực hành liên tục

Thảo luận trong 'Cần bán' bắt đầu bởi thanhtruchn1, 11/7/19.

  1. thanhtruchn1

    thanhtruchn1 Member

    Vận dụng kiến thức nền và liên tưởng, kết nối – Phương pháp đọc hiểu cần thực hành liên tục
    Vận dụng kiến thức nền là gì?
    Kiến thức nền chính là những kiến thức mà trẻ thâu nhận được từ trước đó, có thể đơn giản là những trải nghiệm trong đời sống thực của trẻ. Khi tạo được liên kết giữa văn bản đang đọc với kiến thức nền của mình, khả năng đọc hiểu sẽ tăng lên. Giúp trẻ thực hiện hoạt động vận dụng kiến thức nền trước, trong, sau khi đọc, chúng ta đang dạy trẻ một phương pháp đọc hiểu quan trọng mà những người đọc tốt nhất đã đạt đến trình độ sử dụng tự động.

    Lớp học thêm toán thầy Trường tổng hợp tại Hà Nội ( học thêm toán Edusmart tổng hợp, Edusmart mở lớp học thêm toán 12, lớp học thêm toán 11 , lớp học thêm toán 10, lớp học thêm toán 9, lớp học thêm toán 8, lớp học thêm toán 7, lớp học thêm toán 6)
    Tại sao Vận dụng kiến thức nền lại quan trọng?
    Phương pháp đọc hiểu này giúp đào sâu hiểu biết và kiến tạo nên những người đọc độc lập. Vận dụng kiến thức nền, theo Keene và Zimmerman, là phương pháp số 1 trong số 7 phương pháp đọc hiểu có vai trò chủ chốt làm nên thành công khi đọc hiểu.

    Nếu được thực hành thường xuyên, trẻ sẽ học được cách nghĩ về những suy nghĩ, liên tưởng của mình trong lúc đọc.

    Ellin Oliver Keene và Susan Zimmerman trong cuốn “Mosaic of Thought” (1997) đã phân loại ra 3 kiểu kết nối mà trẻ nên tạo được khi đọc:

    • Kết nối giữa văn bản với bản thân
    • Kết nối giữa văn bản với thế giới
    • Kết nối giữa văn bản với văn bản
    Cũng chính từ hoạt động tạo kết nối giữa văn bản với bản thân, thế giới và văn bản khác mà trẻ hình thành nên nền tảng – hay còn gọi là trụ giáo – mà trên đó, trẻ bắt đầu gây dựng nên những thông tin mới, ý tưởng mới, khái niệm mới.

    [​IMG]

    Khi nào nên dạy phương pháp đọc hiểu Vận dụng kiến thức nền?
    Phương pháp đọc hiểu này nên được dạy liên tục để trẻ có thể học sử dụng nó một cách độc lập trong khi đọc. Cha mẹ chú ý nên dạy phương pháp này một cách rõ ràng và có hệ thống, trong một khoảng thời gian mở rộng, chuyển từ việc làm mẫu quá trình suy nghĩ và nói to ra suy nghĩ của mình tới giai đoạn trẻ thực hành kỹ năng này như một phần tự nhiên trong quá trình đọc hiểu của mình.

    Nên thảo luận về kiến thức nền trước khi đọc văn bản để giúp lập giai đoạn cho những hoạt động tiếp theo. Trong quá trình đọc, khích lệ trẻ tạo liên kết giữa văn bản với trải nghiệm của mình. Cha mẹ có thể làm mẫu cho con quá trình này bằng cách chia sẻ với con những liên kết của chính mình. Sau khi đọc, phần thảo luận nên tập trung vào việc những liên kết đó giúp trẻ hiểu rõ hơn về văn bản như thế nào. Và từ đó, văn bản giúp trẻ bồi đắp thêm kiến thức nền ra sao.

    Vận dụng kiến thức nền như thế nào?
    Ở giai đoạn đầu hướng dẫn trẻ về phương pháp này, cha mẹ thể hiện vai trò làm mẫu, bằng cách:

    • Đọc một văn bản cho trẻ nghe
    • Nói với trẻ về những suy nghĩ, liên tưởng của mình về điều mà nội dung văn bản gợi lên. Mục đích là để cho trẻ thấy cách nghĩ về suy nghĩ, liên tưởng của mình trong khi đọc.
    • Sau khi đã được nhìn và nghe cha mẹ sử dụng phương pháp Vận dụng kiến thức nền, trẻ sẽ từ từ chia sẻ về trải nghiệm và suy nghĩ của mình.
    • Cuối cùng, đề nghị trẻ tự tạo mối liên hệ với văn bản.
    Cha mẹ có thể kiểm tra định kỳ để giúp trẻ ráp nối suy nghĩ của mình lại, từ đó, theo dõi tiến bộ, phát hiện những khó khăn và can thiệp để hỗ trợ trẻ.

    Khi trẻ vận dụng kiến thức nền và tạo liên hệ với văn bản, trẻ sẽ sử dụng các Graphic Organizers như bản đồ khái niệm (concept map), biểu đồ dòng chảy hay còn gọi là biểu đồ tiến trình (flow chart) hay biểu đồ KWL để sơ đồ hoá suy nghĩ của mình.

    [​IMG]

    Thông thường, trẻ nên có các cuốn sổ để ghi chép lại suy nghĩ, cảm nhận, liên tưởng và câu hỏi về những gì vừa đọc được. Khuyến khích trẻ viết và thảo luận về những liên hệ trẻ tạo ra được với văn bản.

    Các bước thực hành Vận dụng kiến thức nền và Kết nối
    Với mỗi phương pháp đọc hiểu, thời gian để hướng dẫn và giúp trẻ thực hành là khá nhiều (6-8 tuần), trước khi có thể chuyển sang phương pháp tiếp theo.

    • Bắt đầu bằng việc lựa chọn cẩn thận văn bản mà bạn dùng để làm mẫu cho trẻ.
    Sách tranh (ngay cả trẻ lớn vẫn thích dòng sách này) và những cuốn sách ngắn hơn thuộc dạng hồi ký là văn bản lý tưởng để thực hành Vận dụng kiến thức nền. Sử dụng nhiều thể loại sách khác nhau khi hướng dẫn trẻ, bao gồm thơ, sách phi hư cấu.

    • Đọc to văn bản cho trẻ. Dừng lại ở những điểm phù hợp để chia sẻ suy nghĩ, liên tưởng của mình.
    1. Trước hết, làm mẫu việc tạo kết nối giữa văn bản với trải nghiệm của chính bạn và khuyến khích trẻ nghĩ về trải nghiệm của mình có liên quan tới văn bản.
    Kết nối văn bản với bản thân.
    Đây là kiểu liên hệ “văn bản với bản thân”. Quan trọng trong quá trình làm mẫu là liên tục quay trở lại văn bản, không để việc chia sẻ trải nghiệm cá nhân khiến trẻ xao lãng khỏi mục đích khám phá văn bản.

    Khi trẻ chia sẻ kết nối của mình, trải nghiệm đó giúp trẻ hiểu văn bản tốt hơn và văn bản giúp trẻ tích luỹ kiến thức, kinh nghiệm mới.

    2. Kết nối tiếp theo cần làm mẫu là giữa “văn bản với thế giới”.
    Những điều gì trẻ đã biết về thế giới có thể giúp hiểu rõ hơn văn bản? Nếu trẻ đang đọc When I was young in the Mountains” (Cynthia Rylant) hoặc “Tar Beach” (Faith Ringgold), đề nghị trẻ nghĩ về những điều trẻ biết liên quan tới cuộc sống vùng núi cao hay ở thành phố. Nếu trẻ đọc “The Story of Ruby Bridges” (Robert Coles), đề nghị trẻ nghĩ về những kiến thức trẻ biết liên quan tới hoạt động Nhân quyền.

    3. Cuối cùng, làm mẫu dạng kết nối giữa “văn bản với văn bản”.
    Cuốn sách bạn đang đọc gợi cho bạn nhớ tới cuốn sách nào từng đọc. Thảo luận về đặc điểm giống nhau trong cách viết, nhân vật, chủ đề hoặc về cách 2 câu chuyện mô tả kỷ niệm thời thơ ấu ở 2 địa điểm khác nhau như thế nào.

    Ví dụ, cuốn sách “Crow Boy” (Taro Yashima) – câu chuyện về một cậu bé với tài năng ẩn giấu, bị bạn bè cùng lớp chế giễu, trêu chọc – giúp trẻ hiểu thế nào về một cuốn sách tương tự “The Hundred Dresses” (Eleanor Estes).

    Trẻ cũng có thể nghĩ về những thông tin mình biết liên quan tới tác giả dựa trên những cuốn sách mà tác giả đó đã viết. Một hoạt động nữa là dự đoán nội dung câu chuyện hoặc đặc điểm giống nhau trong các cuốn sách của cùng tác giả.

    Với tất cả những cách kết nối giữa văn bản với kiến thức nền này, điều quan trọng là phải nhấn mạnh với trẻ rằng, việc này giúp trẻ hiểu sâu hơn, kỹ hơn về những gì mình đang đọc.

     

Chia sẻ trang này