Viêm tuyến tiền liệt mãn tính có nguy hiểm không

Thảo luận trong 'Bệnh thận - tiết niệu' bắt đầu bởi hongmint, 18/3/21.

  1. hongmint

    hongmint Active Member

    VIÊM TUYẾN TIỀN LIỆT MÃN TÍNH CÓ NGUY HIỂM KHÔNG?
    So với giai đoạn cấp tính, thì viêm tuyến tiền liệt mãn tính và viêm tuyến tiền liệt không có triệu chứng sẽ gây ra nhiều biến chứng nguy hiểm hơn và khó điều trị hơn rất nhiều. Cụ thể:

    ♦ Viêm khuẩn huyết

    ♦ Áp xe tuyến tiền liệt

    ♦ Vô sinh

    ♦ Viêm mào tinh hoàn

    ♦ Giảm ham muốn….

    Tuy nhiên, nếu được điều trị kịp thời, một số biến chứng mà bệnh gây ra có thể phục hồi khá hiệu quả. Tuy nhiên, có một số trường hợp thì biến chứng của viêm tuyến tiền liệt mãn tính không thể phục hồi trở lại sau khi điều trị.

    Chính vì vậy, khi xuất hiện dấu hiệu của bệnh, nam giới cần tiến hành thăm khám, chẩn đoán để xác định tình trạng bệnh và điều trị hiệu quả, tránh biến chứng nguy hiểm mà bệnh gây ra.

    VIÊM TUYẾN TIỀN LIỆT MÃN TÍNH: NGUYÊN NHÂN, DẤU HIỆU, CHẨN ĐOÁN
    Viêm tuyến tiền liệt là một bệnh lý nam khoa khá phổ biến hiện nay. Tình trạng thường xảy ra ở nam giới độ tuổi trung niên với biểu hiện cấp tính hoặc mãn tĩnh. Bệnh lý này nếu kéo dài không chỉ ảnh hưởng đến quan hệ tình dục mà còn có thể biến chứng gây vô sinh, hiếm muộn.

    Nguyên nhân viêm tuyến tiền liệt mãn tính
    ⇒ Nhiễm trùng ngược dòng do các bệnh lý viêm niệu đạo, viêm mào tinh hoặc những vị trí lân cận của tuyến tiền liệt.

    ⇒ Do các loại vi khuẩn lây lan qua đường tình dục như Chlamydia, lậu, sùi mào gà, giang mai,…

    ⇒ Bị chèn ép tuyến tiền liệt do đạp xe nhiều, chấn thương do va đạp mạnh,…

    ⇒ Quan hệ tình dục tần suất cao, khiến tuyến tiền liệt hoạt động liên tục, dẫn đến sưng viêm.

    ⇒ Vệ sinh cá nhân kém, mặc chung quần lót với người bị viêm nhiễm vùng kín.

    ⇒ Ứ đọng bài tiết tuyến tiền liệt khiến rối loạn cơ quan xung quanh.

    [​IMG]
    Dấu hiệu viêm tuyến tiền liệt mãn tính
    Viêm tuyến tiền liệt mãn tính chính là hậu quả của tình trạng viêm tuyến tiền liệt cấp tính kéo dài để lại. Với những người bệnh trong giai đoạn này sẽ có các biểu hiện cơ bản như:

    ⇒ Tinh hoàn đau rát, khó chịu.

    ⇒ Vùng bìu đau, sưng đỏ.

    ⇒ Ham muốn tình dục giảm sút nghiêm trọng.

    ⇒ Rối loạn xuất tinh, giảm chất lượng tinh trùng.

    ⇒ Đau vùng bụng dưới, đi tiểu nhiều lần, nước tiểu có màu lạ, đôi khi lẫn máu.

    Chẩn đoán căn bệnh viêm tuyến tiền liệt
    – Xét nghiệm tổng phân tích nước tiểu từ bệnh nhân trong thời gian 24h. Khi thực hiện xét nghiệm bệnh nhân nên hạn chế sử dụng các loại thuốc liên quan đến huyết mạch để đảm bảo độ chính xác của xét nghiệm.

    – Xoa bóp kích thích tuyến tiền liệt ngoại trừ viêm tuyến tiền liệt do vi khuẩn cấp tính

    Chẩn đoán bệnh viêm tuyến tiền liệt loại I, II, hoặc III dựa vào lâm sàng nghi ngờ. Các triệu chứng tương tự có thể là kết quả của viêm niệu đạo, áp xe quanh trực tràng, hoặc là nhiễm trùng đường tiết niệu. Thăm khám chỉ giúp chẩn đoán trong viêm tuyến tiền liệt do vi khuẩn cấp tính.

    Bệnh nhân sốt với các triệu chứng điển hình và các dấu hiệu viêm tuyến tiền liệt do vi khuẩn cấp tính thường có WBC và vi khuẩn trong một mẫu nước tiểu giữa dòng. Xoa bóp tuyến tiền liệt để lấy mẫu nước tiểu sau xoa bóp được cho là không cần thiết và có thể gây nguy hiểm cho những bệnh nhân này (mặc dù nguy cơ vẫn chưa được chứng minh) vì có thể gây nhiễm trùng huyết. Vì lý do tương tự, thăm trực tràng nên được thực hiện nhẹ nhàng. Cấy máu nên được tiến hành ở những bệnh nhân bị sốt và suy nhược nặng, ý thức lơ mơ, mất phương hướng, hạ huyết áp, hoặc các chi lạnh. Đối với bệnh nhân không có sốt, các mẫu nước tiểu trước và sau khi xoa bóp là đủ để chẩn đoán.

    [​IMG]
    Đối với những bệnh nhân viêm tuyến tiền liệt do vi khuẩn cấp tính hoặc mãn tính, những người không đáp ứng tốt với kháng sinh, cần phải siêu âm qua trực tràng và đôi khi nội soi bàng quang để loại trừ áp xe hoặc phá hủy tuyến tiền liệt và viêm túi tinh.

    Đối với bệnh nhân mắc bệnh viêm tuyến tiền liệt loại II, III, và IV (viêm tuyến tiền liệt không cấp tính), các xét nghiệm bổ sung có thể được xem xét là nội soi bàng quang và xét nghiệm tế bào nước tiểu (nếu tiểu máu cũng có xuất hiện) và đo niệu động học (nếu có nghi ngờ các bất thường thần kinh hoặc rối loạn cơ thắt)

    Xem thêm:

    #mintmintonline #dakhoahoancau

    https://dakhoahoancautphcm.vn/benh-tuyen-tien-liet-151
     

Chia sẻ trang này