Viết sáng tạo – làm thế nào để gợi hứng thú cho trẻ?

Thảo luận trong 'Cần bán' bắt đầu bởi thanhtruchn1, 22/7/19.

  1. thanhtruchn1

    thanhtruchn1 Member

    Viết sáng tạo – làm thế nào để gợi hứng thú cho trẻ?
    Nhà văn Mỹ với những cuốn sách nổi tiếng dành cho thiếu nhi, Mary Amato, gợi ý kỹ thuật viết truyện WOW vô cùng thú vị. Bên cạnh đó là những mẹo nhỏ cha mẹ có thể áp dụng để khơi dậy niềm hứng thú viết cho con mình.

    Trung tâm luyện thi toán Edusmart tổng hợp

    Edusmart mở các lớp học thêm toán từ lớp 6-12 các bậc phụ huynh tham khảo tại đây: học thêm toán 12, học thêm toán 11 , học thêm toán 10, luyện thi vào 10 , học thêm toán 9, học thêm toán 8, học thêm toán 7, học thêm toán 6.

    Bí quyết giúp trẻ viết sáng tạo
    1 Tạo thời gian và không gian cho con thực hành kỹ năng viết

    Trẻ sẽ muốn viết nếu bạn biến việc này trở thành một hoạt động thú vị. Đặc biệt, khi đó là hoạt động trẻ có thể thực hiện cùng bạn. “Hãy cùng viết một câu chuyện nào!”.

    2 Chấp nhận mọi ý tưởng của trẻ
    Con bạn có thể sáng tạo ra những nhân vật/cốt truyện mà bạn không thích. Hãy cởi mở. Con bạn sẽ muốn tiếp tục việc viết lách này.

    3 Cho phép trẻ đọc để bạn chép lại
    [​IMG]

    Hãy là người ghi lại trung thực câu chuyện của con, đừng làm người biên tập. Dù ngô nghê hay buồn cười đến đâu, bạn cứ giữ lại những từ ngữ bé dùng.

    4 Cho phép trẻ mắc lỗi nếu trẻ tự viết
    Mục tiêu là tăng cường mức độ trôi chảy, thuần thục với viết sáng tạo. Ngoài ra, còn có mục đích đảm bảo việc viết luôn thú vị, hấp dẫn với trẻ. Những bài học chỉnh sửa ngữ pháp, chính tả để sau cũng không muộn.

    5 Đặt câu hỏi nếu con thấy bí
    Câu chuyện hay bài thơ của con định nói về vấn đề gì? Nếu đó là truyện, ai là nhân vật chính của con? Nhân vật chính đó muốn làm gì?

    6 Nói, viết từng câu một
    Nếu con bạn gặp khó khăn trong việc sắp xếp hay giữ mạch suy nghĩ, ý tưởng của mình, đề nghị trẻ kể to câu chuyện, mỗi lần một câu. Viết câu đó vào sổ/vở, mỗi lần một câu. Bạn có thể làm mẫu sự nhiệt tình với việc viết lách cho con bằng cách tự viết câu chuyện/bài thơ của chính mình.

    7 Khích lệ mọi dạng viết sáng tạo
    Để trẻ thoả thuê thoả sức sáng tạo với các câu chuyện, bài thơ, truyện cười, câu đố, truyện tranh, kịch, bài hát…

    8 Khích lệ trẻ sử dụng giọng điệu của chính mình
    Thay vì cố gắng để tỏ ra “vần điệu như một nhà thơ”, điều quan trọng là giúp trẻ học cách nắm bắt giọng điệu của riêng mình.

    9 Tạo điều kiện để chia sẻ bài viết của trẻ
    Tổ chức “giờ văn học” khi ông bà tới chơi. Đây là cơ hội để trẻ đọc to tác phẩm của mình trước các khán giả thân quen. Bạn cũng có thể cho con dùng các bài văn sáng tác được gửi đi làm quà tặng cho người thân, họ hàng. Một cách khác nữa là giúp con gửi tác phẩm tới toà báo địa phương, các cuộc thi viết ở địa phương…

    10 Khích lệ trẻ viết nhật ký
    Đừng gây áp lực buộc trẻ phải viết hàng ngày. Ở giai đoạn làm quen với viết thì điều quan trọng nhất vẫn là duy trì hứng thú cho trẻ.

    11 Thử nhật ký “cộng tác” hoặc viết nhật ký cùng con/cả gia đình
    Chuẩn bị một cuốn sổ. Mỗi thành viên trong gia đình có thể thay phiên nhau viết vào cuốn sổ đó.

    12 Thử “nhật ký hội thoại” giữa bạn và con
    Chuẩn bị một cuốn sổ đặc biệt. Thi thoảng viết vào đó. Mời con viết với bạn. Hai mẹ con cứ thế trao đổi các tác phẩm nho nhỏ cho nhau.

    13 Tặng quà kèm thiệp tự viết
    Đây là cách bạn làm mẫu cho con về việc viết có ý nghĩa. Hãy viết những lời nhắn gửi thật sự, chứa đựng tình cảm bằng chính giọng điệu của bạn và gửi tặng con vào dịp đặc biệt. Không dùng những tấm thiệp in sẵn lời chúc. Hãy viết ra những gì có trong tim bạn. Nó sẽ tạo ấn tượng sâu sắc cho trẻ.

    14 Mỗi tháng 1 lần, tổ chức buổi tối MỌI NGƯỜI CÙNG VIẾT
    Gia đình quây quần quanh một chiếc bàn. Một ngón nến được thắp lên. Mỗi người sẽ viết ra một câu chuyện nhỏ, một bài thơ, thậm chí, chỉ một suy nghĩ cũng được.

    Kỹ thuật viết sáng tạo: Những câu chuyện WOW
    Những câu chuyện WOW là gì?
    WOW là cụm từ viết tắt mà nhà văn Mary Amato sáng tạo nên để giúp trẻ ghi nhớ một cấu trúc truyện đơn giản. WOW = Want + Obstacle + Win (Muốn + Trở ngại + Chiến thắng)

    1. Câu chuyện có một nhân vật chính, người Muốn (Want) điều gì đó. Đây là khởi đầu câu chuyện.
    2. Có một trở ngại (Obstacle) ngáng đường nhân vật chính. Đây là phần diễn biến câu chuyện.
    3. Nhân vật chính Thắng (Win) hoặc thua. Đây là phần kết câu chuyện.
    Cách sáng tạo những câu chuyện WOW
    1. Chọn một nhân vật chính. Đó có thể là người, vật hay thậm chí đồ vật. Ví dụ, một cậu bé, một người bà, một ngôi sao bóng đá, một chiếc tất hay một chiếc cọ vẽ!
    2. Quyết định xem nhân vật chính muốn gì. Chiếc cọ vẽ có thể muốn gì? Liệu có phải là một ít màu để chơi đùa cùng không? Hay thuộc về một hoạ sĩ nổi tiếng? Hãy thử những ý tưởng bất ngờ. Một người bà có thể muốn được lái mô tô!
    3. Quyết định xem điều gì sẽ trở thành chướng ngại vật với nhân vật chính. Suy nghĩ để chọn lọc các chướng ngại vật, xem cái nào vui nhất hay hấp dẫn nhất. Chướng ngại vật có thể rất đơn giản. Một chú thỏ muốn ăn cỏ bên sườn đồi. Nhưng có con hổ sống bên đồi đó. Con hổ là chướng ngại vật. Một cậu bé muốn chiếc xe đạp mới. Nhưng cha cậu nói “không”. Người cha chính là người chướng ngại vật. Chướng ngại vật cũng có thể thuộc về cảm xúc. Chuyện gì sẽ xảy ra nếu một bạn gái muốn trượt băng nhưng lại sợ bị ngã? Nỗi sợ hãi chính là chướng ngại vật của cô bé.
    4. Quyết định xem bằng cách nào hay liệu nhân vật chính thắng thay thua. Nhân vật chính của trẻ có đạt được điều mình muốn vào phút cuối không? Bằng cách nào?
    Viết hay trình diễn các câu chuyện WOW
    Viết hoặc đọc chính tả câu chuyện của bạn

    Viết các câu chuyện của bạn ra giấy. Hoặc làm một cuốn sách đơn giản bằng cách gấp các trang giấy lại và gắn chúng với nhau. Nếu con bạn chưa học viết, đề nghị con kể cho bạn nghe câu chuyện bé sáng tác. Bạn sẽ viết lại truyện đó giúp con từng từ một.

    Diễn câu chuyện của bạn
    Với những “cây bút” còn nhiều e dè, ngại ngần, trước hết, hãy thử diễn câu chuyện đó. Sau khi hoàn thành một câu chuyện WOW theo các hướng dẫn trên, bắt đầu diễn lại câu chuyện. Chọn người kể chuyện. Người này có nhiệm vụ kể chuyện và cung cấp dấu hiệu cho diễn viên. Đây có thể là nhiệm vụ của cha/mẹ hoặc đứa trẻ. Người kể chuyện phải thật rõ ràng và nói “Hết/Kết thúc” để mọi người biết khi nào câu chuyện dừng lại. Sau diễn, trẻ có thể cảm thấy hứng thú hơn với việc viết sáng tạo trên giấy.

    Theo Reading Rocket
     

Chia sẻ trang này